CÔNG TY TNHH CHỐNG THẤM HOÀNG THIỆN

"Trao niềm tin - Trọn chữ tín"

Hotline

0965080758

CHỐNG THẤM CÁC GIẢI PHÁP VÀ QUY TRÌNH CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ

Chống thấm dột hiệu quả là vấn đề đang nhận được sự quan tâm và đề cập nhiều trong những năm gần đây. Khi công trình hiện đại liên tục thay đổi và chất lượng công trình ngày càng đòi hỏi cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu xây dựng. Trong nội dung bài viết dưới đây, Chống Thấm Hoàng Thiện  xin mời Quý bạn đọc tham khảo thông tin liên quan đến xử lý thấm dột hiệu quả cho công trình được chúng tôi chọn lọc và tổng hợp.

1. Tầm quan trọng của việc chống thấm

      Xây và mua nhà không chỉ là khoản đầu tư tài chính lớn và lâu dài mà còn là tổ ấm quây quần của mọi gia đình. Nếu tường của công trình không được chống thấm đúng cách sẽ gây ra những vết mốc, loang lổ làm mất thẩm mỹ. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến cấu trúc và tuổi thọ của công trình xuống cấp, suy giảm. Tệ hơn là nấm mốc sinh sôi sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của những người trong gia đình.

Chống thấm có ý nghĩa quan trọng với công trình nhà ở

      Một số gia chủ có quan niệm xử lý thấm tường là không thật sự cần thiết và tốn kém chi phí. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà thầu uy tín đã khẳng định đây phải là điều kiện ưu tiên hàng đầu cho công trình. Về mặt thẩm mỹ, đây là lớp giáp bảo vệ vẻ đẹp (nội thất, kiến trúc, màu sơn…) cho ngôi nhà. Về mặt xây dựng, sẽ gia tăng độ kiên cố, tính bền vững và sức mạnh cho công trình. Về mặt tài chính, việc đầu tư ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm 2 đến 3 lần so với chi phí sửa chữa, khắc phục các vấn đề phát sinh về sau. Bởi vậy, sử dụng chất chống thấm là biện pháp đơn giản và hữu hiệu mà tất cả gia chủ tin dùng để ngăn chặn những rủi ro trên.

2. Những thành phần nào của công trình dễ bị thấm

      Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, dãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào công trình gây hiện tượng thấm, dột, nấm mốc,…

      Những thành phần công trình chịu nhiều tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm) và thiết kế liên quan đến trữ, sử dụng nước cần được xử lý chống thấm, cụ thể:

  • Các phần bị thấm bởi nước ngầm: Tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường,…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: Tường, mái, sàn ban công, lô gia,…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng ( cả cấp và thoát nước ): Sàn, tường, hộp kỹ thuật,… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: Bể phốt, bể nước ( ngầm, nổi ), bể bơi,…

Xử lý thấm trần nhà và tường nhà bị thấm

      Nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu sử dụng cho công trình: Đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ,… tạo điều kiện thẩm thấu, cụ thể:

  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây ( tường gạch ) và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới ( trường hợp cải tạo )
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lo gia, sân thượng, mái…)
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn
  • Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước

3. Các giải pháp chống thấm

      Chống thấm tuy là vấn đề phức tạp và nan giải, nhưng nếu nắm rõ được các nguyên lý và vị trí dễ bị thấm, có giải pháp kiến trúc và quy trình kỹ thuật hợp lý, thì chống thấm không quá khó.

3.1 Phòng hơn là chữa

      Giải pháp hiệu quả nhất luôn luôn là phòng tránh trước khi để hiện tượng thấm xảy ra rồi mới tìm nguyên nhân và giải pháp. Phong tránh giúp gia chủ chủ động hơn bằng các giải pháp đi trước như giải pháp kiến trúc và sử dụng vật liệu hợp lý. Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu – có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Cụ thể là:

  • Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thủy văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, chân tường.
  • Thiết kế mái phù hợp với kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thủy và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
  • Phân khu chức năng liên quan tới nước ( vệ sinh ) khoa học, không cho hệ thống cấp – thoát nước đi vòng, đi xa để chống thấmvà dễ dàng sửa chữa khi có sự cố.
  • Đánh dốc đủ ( 2-3% ) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế vị trí ga thu hợp lý.
  • Bảo vệ kết cấu mái cố định ( mái bê tông ), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: Lợp/ dán ngói ( với mái dốc ), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ ( với mái bằng ). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh bị co ngót, xuất hiện vết nứt.
  • Bảo vệ kết cấu bao che ( tường ) – đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ thống chắn nắng, cây xanh… để chống thấm. Không nên xây tường mỏng, dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: Sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi ( tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu ); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.

Chống thấm cần được thực hiện sau khi hoàn thiện phần thô

3.2 Các giải pháp chống thấm hóa – vật liệu

      Khi chẳng may để xảy ra hiện tượng thấm, nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó mới là chọn giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, việc chống thấm về cơ bản phải thực hiện ngay từ khi thi công công trình.

      Phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát – đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lý tận gốc nguyên nhân mới chính là vấn đề chứ không phải xử lý cho các khu vực tường bị thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…) thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và vật liệu xử lý thấm phù hợp.

      Hiện nay, có rất nhiều các loại phụ gia, chất chống thấm, nhưng có thể chia cơ bản thành hai nhóm chính sau đây:

  • Chất chống thấm vô cơ: Thường có nguồn gốc từ silicat.

 Nguyên lý hoạt động là dung dịch sẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông để ngăn nước.

  • Chất chống thấm hữu cơ: Thường có nguồn gốc từ bitum và polymer.

 Nguyên lý hoạt động là dung dịch là được phủ lên bề mặt, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co dãn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên màng chống thấm này sẽ bị lão hoá theo thời gian.

Một số vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến

4. Quy trình chống thấm

      Quy trình thi công chống thấm cần được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để thi công

       – Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng.

       – Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm.

       – Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.

       – Loại bỏ sạch bụi, các lớp vữa thừa hay tạp chất còn bám trên bề mặt muốn thi công. Có thể sử dụng máy mài gắn chổi để cạo, làm sạch dễ hơn đồng thời tạo ma sát cho bề mặt.

       – Sử dụng máy thổi bụi nhằm thổi sạch bụi cũng như các tạp chất.

       – Sau đó, làm ẩm bề mặt bằng nước.

Bước 2: Tiến hành chống thấm

       – Các lớp chống thấm cần được quét vuông góc với nhau để tránh lỗ mọt bọt khí, chỉ được quét lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất đã khô được 2 – 3 tiếng.

       – Đối với các vị trí yếu ( là vị trí dễ xảy ra hiện thượng thấm ) thì cần được gia cố bằng loại vật liệu chống rạn nứt và quét nhiều lớp chống thấm đè lên sao cho lấp hẳn lớp gia cố.

       – Các chân tường cần được quét chống thấm cao lên 20 – 30 cm để tránh tình trạng chân tường hút nước và ngấm lên tường.

Bước 3: Bảo dưỡng sau khi chống thấm

       – Sau khi lớp chống thấm khô, tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu.

       – Khi đã xong xuôi, phải trát thêm lớp vữa tạo dốc.

      Trường hợp nắng nóng, cần dùng bao bố ướt phủ bề mặt (không dùng tấm nylon không thoát hơi).

Quy trình thi công chống thấm

Chống Thấm Hoàng Thiện Đà Nẵng chúng tôi là đơn vị chuyên chống thấm & sơn nhà với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm sân thượng, mái tôn, nhà vệ sinh, bể nước, tầng hầm, tường nhà. Bên cạnh đó chúng tôi chuyên nhận sơn nhà, sơn văn phòng, nội thất, ngoại thất,…. Chúng tôi tự hào đem đến cho quý khách hàng một dịch vụ sơn nhà tốt nhất, hoàn hảo nhất cả về chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ.

Khi quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ chống thấm tại Đà Nẵng,
Vui lòng gọi Hotline : 0965.080.758 – 0935.589.216 để nhận được dịch vụ chống thấm thấm tốt nhất và giá thành hợp lý nhất tại Đà Nẵng

 

 

 

 

 

0965080758

Contact Me on Zalo